Biến chung cư làm văn phòng, tự ý thay đổi thiết kế bên trong sẽ gây tổn hại tuổi thọ công trình. Nếu sử dụng sai mục đích nhà chung cư vào việc cho thuê văn phòng, có thể dẫn đến mất an toàn trong quá trình vận hành chung cư.
Những chuyến thang máy dài… 30 phút
8 giờ sáng, có mặt tại sảnh tòa nhà CT1 Vimeco trên đường Hoàng Minh Giám, chúng tôi quan sát thấy có gần 50 người xếp hàng chờ thang máy lên các phòng làm việc trong chung cư này. Chị Hà Oanh, sống tại tầng 24 nói: “Trong tòa nhà có hàng chục văn phòng công ty, số nhân viên cũng cả trăm người. Vì vậy thang máy luôn quá tải lúc đầu giờ sáng và cuối giờ chiều. Mỗi lần đợi thang máy mất 30 phút”.
Lên tầng 14 của tòa nhà, đập ngay vào mắt chúng tôi là những tấm biển ghi tên công ty cùng hướng mũi tên chỉ số phòng của công ty đó. Chúng tôi đếm được 5 văn phòng công ty trên tổng số 7 phòng tại một tầng của tòa nhà. Gần 9 giờ, số nhân viên tại các công ty này đến làm việc càng đông.
“Sáng nào cũng ong hết cả đầu bởi tiếng nói cười, tiếng bước chân đi lại của mấy chục nhân viên tại đây. Rồi chiều đến họ đi về cũng ồn ào như buổi sáng, chịu không nổi” - bà Thu Ngân, sống tại tầng 14 bức xúc chia sẻ.
Theo khảo sát của chúng tôi, các chung cư quanh Hà Nội như: Trung Hòa Nhân Chính, Thành Công, Nam Thăng Long, Linh Đàm, Trần Thái Tông… hiện nay đều nở rộ dịch vụ cho thuê chung cư làm văn phòng. Nghiêm trọng hơn, tại cao ốc M3, M4 Nguyễn Chí Thanh, các chủ hộ tầng 22 tòa nhà mặc nhiên cho các công ty thay đổi thiết kế trong căn hộ, biến cả một tầng thành tổ hợp văn phòng cho thuê.
Mới đây, một đại siêu thị mới khai trương chiếm 3 tầng của một chung cư cao cấp ở đường Ngọc Khánh cũng đã gây nên những hệ lụy cho những cư dân nơi đây. Ông Vũ Việt Đức, một hộ gia đình sống ở tầng 5 cho biết: Trước đây chỉ có tầng 1 là các ngân hàng và cửa hàng nhỏ cho thuê, bây giờ thì người ta đem cả một “đại siêu thị” đến đây.
Từ ngày có “đại siêu thị” tọa lạc ở đây, đường sá thì tắc nghẽn, vỉa hè thì bị chiếm dụng làm nơi để xe. Siêu thị mở cửa đến gần 10h đêm với việc người ra vào nườm nượp cộng với tiếng loa quảng cáo sản phẩm làm cho việc sinh hoạt của toàn bộ cư dân tại chung cư ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chấn chỉnh là cần thiết
Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Việc thiết kế chung cư để ở hoàn toàn khác với thiết kế cao ốc để làm văn phòng. Do đó, biến chung cư làm văn phòng, tự ý thay đổi thiết kế bên trong sẽ gây tổn hại tuổi thọ công trình.
Không những vậy, các tiêu chuẩn thiết kế về tải trọng, cấp điện, thang máy, nơi thoát nạn và phòng cháy, chữa cháy… được quy định riêng theo công năng sử dụng của từng phần công trình. Nếu sử dụng sai mục đích nhà chung cư vào việc cho thuê văn phòng, có thể dẫn đến mất an toàn trong quá trình vận hành chung cư.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà chung cư là việc làm đúng luật và cần thiết, vì thực tế trong Luật Nhà ở đã quy định rõ: không được thay đổi mục đích sử dụng nhà ở và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự... trong các toà nhà chung cư hiện nay.
Cuối năm 2009, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu một số địa phương rà soát lại việc quản lý và sử dụng căn hộ chung cư, trong đó tập trung kiểm tra việc sử dụng nhà chung cư sai mục đích. Tuy nhiên, từ đó đến nay, tình trạng sử dụng sai mục đích nhà chung cư lại ngày càng nở rộ. Phải chăng, các nhà quản lý đã “làm ngơ” trước những hành vi vi phạm pháp luật, “làm ngơ” trước những bức xúc ngày càng lớn của người dân nơi đây.
8 giờ sáng, có mặt tại sảnh tòa nhà CT1 Vimeco trên đường Hoàng Minh Giám, chúng tôi quan sát thấy có gần 50 người xếp hàng chờ thang máy lên các phòng làm việc trong chung cư này. Chị Hà Oanh, sống tại tầng 24 nói: “Trong tòa nhà có hàng chục văn phòng công ty, số nhân viên cũng cả trăm người. Vì vậy thang máy luôn quá tải lúc đầu giờ sáng và cuối giờ chiều. Mỗi lần đợi thang máy mất 30 phút”.
Lên tầng 14 của tòa nhà, đập ngay vào mắt chúng tôi là những tấm biển ghi tên công ty cùng hướng mũi tên chỉ số phòng của công ty đó. Chúng tôi đếm được 5 văn phòng công ty trên tổng số 7 phòng tại một tầng của tòa nhà. Gần 9 giờ, số nhân viên tại các công ty này đến làm việc càng đông.
“Sáng nào cũng ong hết cả đầu bởi tiếng nói cười, tiếng bước chân đi lại của mấy chục nhân viên tại đây. Rồi chiều đến họ đi về cũng ồn ào như buổi sáng, chịu không nổi” - bà Thu Ngân, sống tại tầng 14 bức xúc chia sẻ.
Theo khảo sát của chúng tôi, các chung cư quanh Hà Nội như: Trung Hòa Nhân Chính, Thành Công, Nam Thăng Long, Linh Đàm, Trần Thái Tông… hiện nay đều nở rộ dịch vụ cho thuê chung cư làm văn phòng. Nghiêm trọng hơn, tại cao ốc M3, M4 Nguyễn Chí Thanh, các chủ hộ tầng 22 tòa nhà mặc nhiên cho các công ty thay đổi thiết kế trong căn hộ, biến cả một tầng thành tổ hợp văn phòng cho thuê.
Mới đây, một đại siêu thị mới khai trương chiếm 3 tầng của một chung cư cao cấp ở đường Ngọc Khánh cũng đã gây nên những hệ lụy cho những cư dân nơi đây. Ông Vũ Việt Đức, một hộ gia đình sống ở tầng 5 cho biết: Trước đây chỉ có tầng 1 là các ngân hàng và cửa hàng nhỏ cho thuê, bây giờ thì người ta đem cả một “đại siêu thị” đến đây.
Từ ngày có “đại siêu thị” tọa lạc ở đây, đường sá thì tắc nghẽn, vỉa hè thì bị chiếm dụng làm nơi để xe. Siêu thị mở cửa đến gần 10h đêm với việc người ra vào nườm nượp cộng với tiếng loa quảng cáo sản phẩm làm cho việc sinh hoạt của toàn bộ cư dân tại chung cư ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chấn chỉnh là cần thiết
Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Việc thiết kế chung cư để ở hoàn toàn khác với thiết kế cao ốc để làm văn phòng. Do đó, biến chung cư làm văn phòng, tự ý thay đổi thiết kế bên trong sẽ gây tổn hại tuổi thọ công trình.
Không những vậy, các tiêu chuẩn thiết kế về tải trọng, cấp điện, thang máy, nơi thoát nạn và phòng cháy, chữa cháy… được quy định riêng theo công năng sử dụng của từng phần công trình. Nếu sử dụng sai mục đích nhà chung cư vào việc cho thuê văn phòng, có thể dẫn đến mất an toàn trong quá trình vận hành chung cư.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà chung cư là việc làm đúng luật và cần thiết, vì thực tế trong Luật Nhà ở đã quy định rõ: không được thay đổi mục đích sử dụng nhà ở và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự... trong các toà nhà chung cư hiện nay.
Cuối năm 2009, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu một số địa phương rà soát lại việc quản lý và sử dụng căn hộ chung cư, trong đó tập trung kiểm tra việc sử dụng nhà chung cư sai mục đích. Tuy nhiên, từ đó đến nay, tình trạng sử dụng sai mục đích nhà chung cư lại ngày càng nở rộ. Phải chăng, các nhà quản lý đã “làm ngơ” trước những hành vi vi phạm pháp luật, “làm ngơ” trước những bức xúc ngày càng lớn của người dân nơi đây.
Khoản 3, Điều 55, Nghị định 121/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2013 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà ở nêu rõ: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư; Phân chia, chuyển đổi mục đích sử dụng phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định... |
(Theo TBNH)
Bạn có thể đọc bài viết này trong các mục tin tức
với tiêu đề Dân bức xúc vì nhà chung cư bị sử dụng sai mục đích. Nếu bạn quan tâm bạn có thể copy lại trang này với URL sau https://chungcumini-hn.blogspot.com/2014/02/dan-buc-xuc-vi-nha-chung-cu-bi-su-dung-sai-muc-dich.html. Xin cảm ơn!
Quản lý trang:
Chung cư mini Hà Nội - Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014
Mời bạn đặt câu hỏi cho "Dân bức xúc vì nhà chung cư bị sử dụng sai mục đích"
Đăng nhận xét