.

Sự cố công trình nhàở: Những kiến thức cần biết

Sự cố công trình nhàở: Những kiến thức cần biết


Nhận biết rõ các loại "bệnh" công trình, trong đó thường gặp nhất là liên quan tới tường, cột nhà, sẽ giúp chủ căn hộ đảm bảo được sự an toàn cho gia đình, cũng như tuổi thọ của căn nhà.
Đối với nhiều công trình nhà ở (CTNƠ) do chủ sở hữu tự triển khai xây dựng, thường rất hay xảy ra các sự cố phát sinh sau khi hoàn thiện như nhà dột, mái bị nghiêng, hoặc thậm chí bong tróc, rạn nứt tường. Gặp trường hợp những nhà thầu xây dựng thiếu trách nhiệm và kiến thức chuyên môn, chủ nhà sẽ rất khó khăn để khắc phục.

Xử lý tường nứt

Nhiều căn nhà chỉ mới hoàn thiện chưa đầy 1 năm đã xuất hiện vết nứt dọc ở cột, nứt ngang ở đà (rầm). Hiện tượng phổ biến trong xây dựng là những vết nứt nhỏ với số lượng nhiều có trên các mảng tường lớn. Điều này làm cho nhiều gia đình lo lắng và ngay lập tức thông báo với đơn vị thầu thi công. Tuy nhiên, chủ yếu câu trả lời từ phía các công ty xây dựng (hoặc đội thợ) đều cho rằng không nghiêm trọng, chỉ rạn nứt do vật liệu co rút trong quá trình sử dụng và… hứa sẽ tới sửa chữa trong thời gian sau (mà chưa biết là khi nào).

Hiện trạng trên cũng không loại trừ với nhà được xây dựng dựa trên khung chịu lực bằng bê tông cốt thép. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra nứt rạn tường và phương pháp khắc phục tương thích.

Đối với loại nứt hình chân chim (độ nứt cạn), vết nứt thường nhẹ và chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch… (do kỹ thuật trát tường không đúng kỹ thuật, quy trình). Cách khắc phục tương ứng là đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và trát lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục loại bỏ toàn bộ mảng tường để trát lại. Đồng thời, lớp hồ trát mới phải để tối thiểu 7 ngày mới tiến hành xử lý chà, trét, sơn nước.
Những sự cố "hậu thi công" luôn xuất hiện nếu chủ nhà không lựa chọn chính xáccác đơn vị xây dựng uy tín
Đối với vết nứt sâu, xuyên qua tường xây (ở mép tiếp giáp tường – cột, do kỹ thuật thi công, do không đặt hoặc đặt không đủ thép râu liên kết vào tường), cần dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường. Nếu vết nứt ở mép tiếp giáp tường – mép rầm (do không xử lý hồ dầu và ẩm đúng phương pháp, xây không đúng quy định), trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang.

Cách xử lý cũng sẽ như trên, hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.

Nứt ở mép tiếp giáp tường – mặt trên rầm thường thấy ở các tầng từ tầng 2 (cũng do lỗi kỹ thuật, chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ). Cách sửa: có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt. Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện đà phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể.

Nứt ở mép cửa

Thường xuất hiện ở các góc trên cửa ra vào, cửa sổ, do rầm lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng tường bị đóng quá mạnh. Muốn phòng ngừa ngay từ đầu, các rầm lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm. Cách sửa hiệu quả nhất: đục lấy hẳn rầm lanh tô ra, thay rầm khác dài hơn, đủ neo hơn.

Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.

Các vết nứt nghiêng trên tường là loại vết nứt "khó chịu" nhất và khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở nhiều tầng. Quy luật là xuất hiện sát mép sàn, gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường; hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới.

Nguyên nhân: căn nhà đã bị lún. Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" đinh đỉa để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.

Do đó, đối với loại vết nứt này, nếu nặng, ngày càng phát triển, nên tìm đến những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để nhờ sự giúp đỡ cần thiết, chính xác. Cần chú ý, việc đầu tiên phải làm khi phát hiện vết nứt là phải đánh dấu bằng bút chì, bằng nét gạch thẳng góc với phương khe nứt, ghi lại ngày tháng và theo dõi qua thời gian, các vết nứt có vượt điểm đánh dấu hay không. Nếu vượt qua, có nghĩa là vết nứt tiếp tục phát triển, cần có biện pháp xử lý đúng mực, đúng bệnh nhanh nhất.

Cuối cùng, ngoài những kiến thức vừa nêu, chủ hộ nên tìm các đội thợ chuyên nghiệp và giám sát thi công tốt ngay từ khi có ý định xây nhà. Thường vết nứt chỉ xuất hiện trong khoảng một tháng sau khi hoàn tất công trình và quy định cho phép chủ nhà được giữ 5% giá trị nhân công để bảo hành một năm. Nếu có quá nhiều loại vết nứt nên tìm đến nhà tư vấn chuyên môn có uy tín, đó là những đơn vị thi công chuyên nghiệp và thương hiệu, dù đắt hơn các đội thợ tự phát nhưng sẽ an toàn và đảm bảo tuổi thọ cho công trình nhà ở.
Minh Tuấn


Bạn có thể đọc bài viết này trong các mục tin tức với tiêu đề Sự cố công trình nhàở: Những kiến thức cần biết. Nếu bạn quan tâm bạn có thể copy lại trang này với URL sau https://chungcumini-hn.blogspot.com/2013/11/su-co-cong-trinh-nhao-nhung-kien-thuc.html. Xin cảm ơn!
Quản lý trang: Unknown - Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Mời bạn đặt câu hỏi cho "Sự cố công trình nhàở: Những kiến thức cần biết"

Đăng nhận xét

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang